Những kiến thức không phải ai cũng biết về RAM Server 


Những kiến thức không phải ai cũng biết về RAM Server 

RAM như thể trái tim của server máy chủ, là một linh kiện vô cùng quan trọng mà bất cứ ai đang trong quá trình tìm hiểu để xây dựng hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp đều cần phải đặc biệt lưu tâm. Có khá nhiều loại RAM trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau. Riêng đối với các loại ram máy chủ (server) thì loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp.

 

 

1. Các thông số của 1 Ram server

 

1.1. BUS:

Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại Ram Bus 1333 và Ram Bus 1600, những loại cao hơn như Ram Bus 2133 và Ram Bus 2400 thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Ram HP, Ram IBM, Ram Dell, Ram Supermicro, Ram Hynix, Ram Samsung…

1.2. Capacity:

Là Dung Lượng Ram hay lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: Ram 1Gb, Ram 2GB, Ram 4GB, Ram 8Gb, Ram 16Gb, Ram 32Gb, Ram 64Gb…

1.3. Độ trễ (Latency):

Hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

1.4. Tần số làm tươi (Refresh Rate):

Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

1.5. ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi):

 Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM.

Đến đây, các bạn đã có thể hiểu tổng quát về Ram Server là gì. chúng ta sẽ đến với phần tiếp theo: ý nghĩa các thông số trên ram server.

 

2. Ý nghĩa các thông số trên Ram Server

 

2.1. Ram ECC là gì?

RAM ECC (Error Checking and Correction) là loại Ram máy chủ có chức năng ECC, có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp bạn giảm rủi ro và chi phí vận hành. Nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là điều rất quan trọng, do đó ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn.

Phân Biệt RAM ECC và RAM NON-ECC

Phân Biệt RAM ECC và RAM NON-ECC

Quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao dễ xảy ra xung đột, khi có xung đột xảy ra RAM non ECC (Hay còn gọi là Ram thường) phải nạp lại toàn bộ dự liệu vì không có khả năng quản lý dòng dữ liệu dẫn đến hiện tượng lỗi phần mềm, treo máy và màn hình xanh.

Ram ECC có 9 Chip còn (Ram thường) Ram non-ECC  có 8 chip đây là cách nhận biết nhanh nhất khi nhìn một thanh Ram có hỗ trợ ECC hay không

Khả năng tự kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ giúp nó phát hiện và sửa lỗi kịp thời ngay lúc xảy ra. ECC sẽ không dành một phần bộ nhớ để sửa dụng cho việc sửa lỗi mà bổ sung thêm chip vào bộ nhớ ECC. Do chỉ sửa lỗi trên cơ chế từng bit riêng lẻ nên khi có nhiều bit lỗi xảu ra cùng 1 lúc thì bộ nhớ ECC tuy phát hiện ra lỗi nhưng không có khả năng sửa kịp.

Với máy PC, Laptop nói chung thì chức năng ECC ít được quan tâm, nên chúng ta sẽ thấy khi bị lỗi, chương trình thường văng ra ngoài desktop kèm theo dòng cảnh báo lỗi hoặc tự khởi động lại máy gây ra không ít phiền phức cho người dùng. Đối với máy trạm (Workstation) và máy chủ (Server) việc duy trì toàn vẹn dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục 24/7 là yếu tố rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu.

Trong năm 2015 và 2016 có nhiều thông tin từ việc Hacker sử dụng phương thức hack cứng, nghĩa là dùng thủ thuật đảo bit bộ nhớ để tìm kiếm thông tin điều khiển hệ thống. Do vậy, việc sử dụng RAM ECC cũng được khuyến cáo cho các máy tính sử dụng trong doanh nghiệp, hoặc các tổ chức cần an toàn ở mức tối đa.

2.2. Điều khác biệt giữa RAM ECC unbuffered và ECC Registered

Đầu tiên phải nhắc tới việc nếu sử dụng chức năng ECC trên các hệ thống máy lắp ráp thì việc đầu tiên phải kiểm tra xem CPU của chúng ta có hỗ trợ chức năng ECC không. Sau đó chúng ta phải kiểm tra nhà sản xuất model mainboard đó sẽ hỗ trợ ECC loại nào, ECC unbuffered (ECC UDIMM) hay ECC Registered (ECC RDIMM). Có một số mainboard vẫn sử dụng được RAM ECC nhưng sẽ có dòng ghi chú nhỏ là sử dụng được tại mode non-ECC, vậy có nghĩa là chúng ta bỏ tiền mua thanh RAM ECC nhưng không dùng được chức năng ECC, chỉ có tác dụng như thanh RAM thường.

2.3. Hiện nay có hai loại RAM ECC chủ yếu là ECC unbuffered và ECC Registered

ECC unbuffered hay còn gọi là ECC UDIMM là loại RAM unbuffered bổ sung thêm tính năng ECC có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi. RAM ECC UDIMM là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi được thiết kế trên module bộ nhớ mà thay vào đó, các thiết bị này được thiết kế trên mainboard. Ram ECC UDIMM các lệnh truy xuất bộ nhớ được đưa trực tiếp đến module bộ nhớ nhanh hơn ECC RDIMM vì không phải gửi gián tiếp qua thanh ghi

 Phương thức hoạt động của RAM ECC Unbuffered

Phương thức hoạt động của RAM ECC Unbuffered

Với Ram ECC Registered hay còn gọi là ECC RDIMM là bộ nhớ có chứa các thanh ghi, còn Ram ECC unbuffered là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi mà được thiết kế trên mainboard. Vì lý do đó mà sự khác biệt giữa hai loại ram ECC này nằm ở lệnh truy xuất. Đối với RAM ECC UDIMM thì các lệnh truy xuất bộ nhớ được đưa trực tiếp tới module bộ nhớ, còn RAM ECC RDIMM thì các lệnh truy xuất được gửi dến thanh ghi trước rồi mới chuyển tới module bộ nhớ.

Phương thức hoạt động của RAM ECC Registered

Phương thức hoạt động của RAM ECC Registered

Khi sử dụng ECC RDIMM sẽ giúp giải tải bớt khối lượng điều khiển bộ nhớ của CPU, một phần công việc truy xuất trực tiếp bộ nhớ đã có chip thanh ghi thực hiện. Nhờ đó CPU sẽ bớt được khối lượng công việc, giúp máy chạy tốt và hiệu quả hơn. Do đó những Server / WS lớn với Dual CPU hoặc hơn thường sử dụng RAM ECC Registered.

Do nguyên lý hoạt động của ECC RDIMM, các lệnh truy xuất phải gửi đến thanh ghi trước sau đó mới truyền module bộ nhớ nên các lệnh chỉ thị sẽ mất xấp xỉ 1 chu kỳ CPU.

Một lưu ý: đó là nếu đang sử dụng ECC UDIMM mà chuyển sang RDIMM hoặc ngược lại bạn sẽ phải thay thế RAM cũ bằng đúng loại RAM muốn nâng cấp.

RDIMM là gì?

RDIMM (Registered Dual Inline Memory Modules) là loại RAM có các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn.

UDIMM là gì?

UDIMM là Unbuffered Dual Inline Memory Modules là loại RAM không có các bộ đệm hoặc thanh ghi (register) được thiết kế trên module bộ nhớ mà thay vào đó, các thiết bị này được thiết kế trên bo mạch chủ (motherboard).

Sự khác nhau giữa RDIMM và UDIMM:

 

– RDIMM là bộ nhớ có chứa các thanh ghi (register), còn UDIMM là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi (register) mà các thiết bị được thiết kế trên bo mạch chủ.

– RDIMM và UDIMM có thể có chế độ tự sửa lỗi (ECC) hoặc không có (non ECC), gọi là ECC RDIMM hay ECC UDIMM.

 

– RDIMM và UDIMM không thể được dùng chung với nhau trong một máy tính.

– RDIMM thuộc phân lớp máy chủ, thực sự cần thiết cho các ứng dụng đòi hỏi sự ổn định và khả năng mở rộng bộ nhớ, một số bo mạch chủ mới có thể sẽ hỗ trợ Ram nhiều hơn.

UDIMM được giới hạn trong 2 DIMM (Dual In-line Memory Module), UDIMMs cung cấp băng thông bộ nhớ tốt hơn cho 1 DIMM trên mỗi kênh. Tuy nhiên khi sử dụng từ 2, 3 DIMM (Dual In-line Memory Module) mỗi kênh bạn sẽ nhận được băng thông bộ nhớ tốt hơn nếu sử dụng RDIMMs.

Trong RAM: RDIMM và UDIMM đều có chức năng và ưu điểm riêng tùy nhu cầu sử dụng và dòng máy server mà bạn lựa chọn. do vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ thêm tầm quan trọng trong việc nâng cấp ram server, và việc chọn mua ram server ở đâu trong phần dưới đây

3. Vì sao phải nâng RAM cho máy chủ

Khi đã biết được Ram Server là gì . chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao phải nâng cấp  Ram Server.

RAM trong các hệ thống máy tính và máy chủ của chúng ta chính là các thành phần quan trọng nhất đảm bảo cho tốc độ sử dụng các ứng dụng và chạy cùng lúc nhiều nền tảng mà không bị chậm, treo hay đứng máy.

Và từ đó chúng ta mới có thuật ngữ nâng cấp RAM. Nâng cấp RAM chính là nâng cao dung lượng cho các thanh RAM trong máy chủ bằng cách cắm thêm các thanh RAM khác hoặc thay đổi thanh RAM có dung lượng cao hơn. Vậy khi nào chúng ta cần nâng cấp RAM cho máy chủ?

Việc nâng cấp RAM cho máy chủ chính là việc mà các máy chủ thường xuyên cần thực hiện. Vì các phần mềm ngày càng hiện đại, tính năng càng cao cấp hơn đồng nghĩa với việc chúng tốn nhiều RAM hơn khi vận hành.

Và thường thì số lượng ứng dụng chạy nên qua các phiên bản hệ điều hành cũng tăng cao. Chính vì thế sẽ có lúc dung lượng RAM của chúng ta không còn đủ sức để phục vụ các ứng dụng và nền tảng này nữa. Khi RAM sắp đạt giới hạn thì hệ thống máy chủ sẽ ngày càng chậm chạp và trì trệ hơn.

Đó chính là dấu hiệu cho chúng ta biết khi nào cần nâng cấp RAM để sử dụng.

3.1 Các yếu tố cần biết khi nâng RAM cho máy chủ

Và sau đây chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố cần biết khi thực hiện nâng cấp RAM cho máy chủ.

Các yếu tố này chúng ta cần phải tập trung và thực hiện cho thật hoàn thiện để giúp cho việc nâng cấp RAM của chúng ta trở nên thuận lợi hơn và chính xác hơn.

 

Máy chủ có nhiều khe RAM

Vì thực tế có rất nhiều người thiếu kinh nghiệm khi mua RAM về chúng không sử dụng được, hoặc không có đủ chất lượng và nhanh chóng hư hỏng.

Vì vậy việc lựa chọn RAM cho chúng ta để nâng cấp chính là một trong yếu tố cực kỳ quan trọng để chúng ta có thể thực hiện.

3.2. Tính tương thích

Khi chúng ta đã hiểu Ram Server là gì. ta cần biết Tính tương thích chính là loại main máy chủ đó, hệ thống đó có tương thích với loại RAM mà chúng ta sử dụng hay không.

Vì nếu không tương thích thì chúng sẽ có hai điều chắc chắn xảy ra như RAM không nhận máy, và nếu có nhận thì chúng cũng hoạt động không được tốt. Chính vì thế khi nâng cấp RAM bạn cần chú ý xem hê thống của mình có tương thích với thanh RAM mới này hay không nhé.

Khả năng hỗ trợ chính là cách mà chúng ta lựa chọn các loại RAM bên trong được tích hợp những nền tảng tối ưu hiện đại. Các thanh RAM thông minh ngày nay không chỉ nhận nhiệm vụ hỗ trợ nhớ tạm mà nó còn có các tính năng như chống tràn bộ nhớ, tự sửa lỗi…

Vì vậy khi chọn RAM cho máy chủ để có thể đạt được các chỉ tiêu về an toàn chúng ta cần chọn các loại RAM có thể giúp cho hệ thống máy chủ của chúng ta được hỗ trợ tốt hơn, thực hiện hoàn thành các ứng dụng, nhiệm vụ tối ưu hơn.

Lựa chọn nhãn hiệu

Và điều quan trọng nhất trong lựa chọn mua Ram Server là gì ? Không gì khác ngoài chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu này là điều quan trọng mà khi bạn lựa chọn mua bất cứ sản phẩm nào cũng vậy chứ không chỉ riêng các sản phẩm RAM máy tính, máy chủ như chúng ta vừa đề cập.

Và cần thiết nhất chính là bạn cần đầu tư mua các loại RAM đến từ những thương hiệu lớn, cửa hàng lớn tối ưu về điều kiện bảo hành. Tuy giá của chúng sẽ cao hơn các loại RAM thông thường, không chất lượng nhưng đây là một trong những sự đầu tư chính xác và hoàn thiện nhất để giúp cho chúng ta từ thành RAM này có thể vận hành máy chủ chạy tốt hơn và có được sự yên tâm hơn khi quản lý máy chủ.

4. Mua Ram Server ở đâu?

Khi đã trả lời được câu hỏi Ram Server là gì. và đang cần giải quyết vấn đề: mua ram server ở đâu. Quý khách hàng có thể tìm mua Ram máy chủ (server) hay Ram máy chủ giá tốt và uy tín nhất của các hãng HP, IBM, DELL, Samsung, Hynix, SuperTalent, Supermicro tại Công ty 3STECH Việt Nam.

3STECH là địa chỉ phân phối linh kiện server, Ram server hàng đầu tại Việt Nam. Vì vậy khi mua các sản phẩm Ram máy chủ như Ram Server HP, Ram Server IBM, Ram Server Dell, Ram Supermicro, Ram Samsung,…tại 3STECH bạn sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt: sản phẩm đảm bảo chính hãng, nhập khẩu trực tiếp, giá cả hấp dẫn nhất thị trường với nhiều ưu đãi đặc biệt, thời gian bảo hành cao.

Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất và nhiệt tình nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ 3S VIỆT NAM

Tầng 3, Tòa nhà số 155 An Trạch, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 0243.7369.666 – Hotline: 0916 063 538

Email: support@3stech.com.vn

Share this post