DNS là gì? Tất tần tật về DNS Google, DNS Server, DNS VNPT
Với những người tạo lập website của riêng mình hay trên môi trường Internet, DNS như một thứ rất quan trọng. Nhiều người thì DNS còn là một thuật ngữ còn khá là xa lạ. Vậy qua bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết DNS là gì? Có vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
DNS là gì?
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, năm 1984 chính thức được cho ra mắt. “Chìa khóa quan trọng” là từ mà mọi người dùng để ví von DNS trong nhiều loại dịch vụ khác nhau như mail server, web server hay trình duyệt Internet,..
Các tài nguyên mạng được định danh bằng những địa chỉ IP dạng như 10.0.0.10. Giả dụ như mỗi một máy tính khi kết nối vào mạng Internet sẽ được gắn cho 1 địa chỉ IP riêng biệt không trùng lặp với bất kỳ máy tính nào khác trên thế giới.
Tương tự như vậy với website, chúng cũng có các địa chỉ IP riêng biệt. Và đây là lúc DNS trong vai dũng sĩ chuyển đổi các con số địa chỉ IP khô khan thành những ký tự ABC thân thiện hơn. Nhờ thế nên bạn không cần phải nhớ chính xác địa chỉ IP để vào một website nào đó mà chỉ cần nhớ www.abcde.com.vn
Nói theo cách khác, DNS được ví von như một cuốn danh bạ điện thoại, vô cùng thuận tiện cho người chủ Internet. Sổ danh bạ mang vai trò liên kết, khi chúng ta không nhớ số điện thoại nhưng bạn biết tên thì lúc này tham khảo trên sổ danh là tối ưu nhất.
Các loại DNS
Với mong muốn việc cải thiện tốc độ trên Internet, DNS Google được nhiều người dùng recommend và truyền tai nhau nhiều trong dạo gần đây. Ngoài ra người dùng tại Việt Nam có thể sử dụng các DNS VNPT, FPT, Viettel nhanh nhất.
DNS Google
Là một dịch vụ hệ thống domain được cấp cho người dùng Internet trên phạm vi toàn cầu của Google. DNS Google có chức năng như một máy chủ tên đệ quy.
Tháng 12 năm 2009, chúng được coi là một biện pháp để lướt web nhanh hơn và bảo mật hơn. Tới năm 2018, DNS Google mọi người đánh giá là mạng lưới dịch vụ DNS công cộng có độ phủ rộng lớn nhất thế giới, mỗi ngày đều thực hiện và xử lý hàng triệu lệnh truy xuất khác nhau.
DNS Server
DNS Server viết tắt của Domain Name System là một hệ thống đặt tên theo các thứ tự cho máy tính, dịch vụ tham gia vào Internet. Hoặc chúng ta có thể hiểu rằng, nó là một hệ thống phân giải tên miền với đúng địa chỉ IP.
DNS này được dùng để duy trì thư mục tên miền và hỗ trợ việc biên dịch tên miền phù hợp với địa chỉ IP. Hay đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.abcde.com thành địa chỉ IP tương thích với domain và ngược lại.
Chúng còn có trách nhiệm gắn tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng việc chỉ định rõ máy chủ nào có đủ thẩm quyền cho mỗi domain. Với những loại máy chủ có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm với tên miền của chính họ, ngoài ra có thể lựa chọn tên máy chủ khác phụ trách các tiên miền phụ. Từ đó sẽ phân giải hoặc dịch các tên miền thành địa chỉ IP theo yêu cầu.
Cách thức hoạt động của DNS
Mỗi một nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, bao gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi một nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet.Giả dụ, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS Server sẽ phân giải tên website này phải là DNS Server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải của một tổ chức nào khác.
Trong khi đó, Internic là viết tắt của từ Internet Network Information Center hoạt động với vai trò chính là theo dõi tên các miền và các DNS Server tương ứng. Có thể bạn chưa biết thì Internic được thành lập nên từ tổ chức National Science Foundation., AT&T và Network với mục đích là đảm nhiệm phần đăng ký tên các miền của Internet. Không dừng lại ở đó, Internic còn có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS trên Server chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
DNS có khả thể sẽ tra vấn các DNS Server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS Server của mỗi tên miền thường có hai điểm khác biệt. Thứ nhất là chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền chúng quản lý.
Cuối cùng, chúng sẽ giải đáp hết các DNS Server bên ngoài khi đang phân giải tên bên trong tên miền chúng quản lý. Không chỉ vậy, loại này còn có thể ghi nhớ tất cả tên mà chúng vừa phân giải xong. Và được dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau, lượng tên phân giải lưu trữ còn phụ thuộc vào khả năng phân giải đến đâu của DNS.
DNS có những chức năng nào?
DNS có thể được ví như một người phiên dịch viên và truyền đạt thông tin. Chúng sẽ có công việc là dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ như www.abcde.com thành 421.64.874.899 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành domain.
Như thế, trình duyệt sẽ hiểu và đăng nhập một cách dễ dàng. Khi người sử dụng muốn sign in vào một web, việc phải nhớ một dãy số địa chỉ IP của hosting gây bất cập, thì bây giờ chỉ cần nhập tên website là trình duyệt sẽ tự động nhận diện.
Mỗi máy tính thì luôn có một địa chỉ IP duy nhất đồng hành cùng. Địa chỉ IP này được dùng để thiết lập kết nối giữa server và các máy khách để khởi đầu một kết nối. Bất kỳ khi nào, bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, thì DNS mang một trách nhiệm rất quan trọng trong trường hợp này.
Trong rất nhiều trang web trên thế giới, số người có thể nhớ hết từng dãy số địa chỉ IP chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay khi chỉ trong mỗi lần đăng nhập.
Việc kết nối với nhau trên các nền tảng thì địa chỉ IP không thể không góp mặt. Được coi là nơi chúng phân giải tên domain thành địa chỉ các IP nhằm giúp các thiết bị mạng giao tiếp với nhau.
Qua bài viết này chúng ta đã biết được khái niệm của hệ thống tên miền, DNS của tên miền, cách thức và các loại DNS,… Hy vọng bạn sẽ có được sự hiểu biết hơn về thuật ngữ này. Chúc bạn thành công.